Bạn đang muốn mở công ty kinh doanh taxi nhưng bạn chưa biết điều kiện thành lập như thế nào? thủ tục thành lập cần những gì? Trình tự để thành lập doanh nghiệp và kinh doanh taxi thực hiện ra sao?. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý thành lập doanh nghiệp, nhằm giúp quý vị giải đáp những vướng mắc trên Tư vấn Blue xin hướng dẫn thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ taxi như sau:
Tham khảo ==> Thành lập công ty
Điều kiện kinh doanh dịch vụ taxi
Căn cứ Điều 13 và Điều 17 Nghị định 86/2014/NĐ-CP có quy định về Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe taxi như sau:
Về đơn vị kinh doanh vận tải (doanh nghiệp, hợp tác xã) phải có đủ các điều kiện sau đây
Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
Phương tiện phải bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với hình thức kinh doanh, cụ thể:
- Khi hoạt động kinh doanh vận tải phải có đủ số lượng phương tiện theo phương án kinh doanh đã được duyệt; phương tiện phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng của đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức cho thuê tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;
- Xe ô tô phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
- Xe phải được gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
Về lái xe và nhân viên phục vụ trên xe:
- Lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;
- Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng hoặc con của chủ hộ kinh doanh);
- Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Nhân viên phục vụ trên xe vận tải khách du lịch còn phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch theo quy định của pháp luật liên quan về du lịch.
- Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên.
Về nơi đỗ xe:
Đơn vị kinh doanh vận tải phải có nơi đỗ xe phù hợp với phương án kinh doanh và đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
Về tổ chức, quản lý:
- Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải đăng ký và thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách.
- Xe taxi phải có sức chứa từ 09 chỗ ngồi trở xuống (kể cả người lái xe).
- Xe taxi có niên hạn sử dụng không quá 08 năm tại đô thị loại đặc biệt; không quá 12 năm tại các địa phương khác.
- Trên xe phải gắn đồng hồ tính tiền được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải đăng ký và thực hiện sơn biểu trưng (logo) không trùng với biểu trưng đã đăng ký của đơn vị kinh doanh vận tải taxi trước đó và số điện thoại giao dịch cho các xe thuộc đơn vị.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải có trung tâm điều hành, duy trì hoạt động của trung tâm điều hành với lái xe, đăng ký tần số liên lạc và có thiết bị liên lạc giữa trung tâm với các xe thuộc đơn vị.
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải có số xe tối thiểu là 10 xe; riêng đối với đô thị loại đặc biệt phải có số xe tối thiểu là 50 xe.
Thành lập công ty
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập công ty nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tới Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư nơi công ty dự định đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần);
- Bản sao các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc giấy tờ xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Văn bản ủy quyền
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ taxi
Doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn và nộp hồ sơ tại Sở Giao thông vận tải.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;
- Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
- Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
- Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao;
- Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải.
Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các loại giấy tờ trong hồ sơ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
Sau 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải sẽ trả kết quả cho doanh nghiệp.
Mọi vấn đề vướng mắc về thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ taxi, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.