Home / Thành lập công ty / Hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp

Hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp

Tư vấn Blue là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp tại khu vực bắc trung bộ, và nhiều tỉnh thành khắp cả nước (Đà Nẵng,Khánh Hòa, Phú Quốc…). Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành, Tư vấn Blue xin hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp như sau:

Tham khảo ==> Thành lập công ty

Thủ tục trước khi thành lập doanh nghiệp

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp.

Chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để có thể xác định và chọn lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với định hướng phát triển của công ty. Những yếu tố chính mà chủ doanh nghiệp cần cân nhắc để lựa chọn loại hình của tổ chức phù hợp: thuế, trách nhiệm pháp lý, khả năng chuyển nhượng, bổ sung, thay thế, quy mô doanh nghiệp để thu hút nhà đầu tư khác. Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH (2 thành viên trở lên), Công ty cổ phần. Tham khảo chi tiết đặc điểm các loại hình công ty/doanh nghiệp

Lựa chọn đặt tên công ty, tốt nhất bạn nên lựa chọn đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và tên công ty này không bị trùng lắp hoàn toàn với các đơn vị đã thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc). Để xác định tên công ty mình có bị trùng với những công ty khác hay không, bạn có thể truy cập vào “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” để tra cứu.

Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty. Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Xác định ngành nghề kinh doanh chuẩn hóa theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.

Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh. Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.

Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty. Về chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty nên để chức danh người đại diện là giám đốc (tổng giám đốc).

Chuẩn bị bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của những thành viên, chuẩn bị thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Hình minh họa

Hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp

Hiện nay thủ tục thành lập công ty được thực hiện hoàn toàn qua mạng, trình tự các bước như sau:

Bước 1. Trước tiên, bạn phải tiến hành đăng ký tài khoản trên website Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Sau đó gửi yêu cầu cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh trên website này.

Website: https://dangkykinhdoanh.gov.vn

Bước 2. Sau khi có tài khoản, bạn tiến hành nhập thông tin, tải lên các giấy tờ cần thiết (định dạng PDF) và xác thực việc nộp hồ sơ ĐKKD theo hướng dẫn trên website.

Bước 3. Sau khi hoàn thành việc nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp, bạn sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua email (là 1 file PDF).

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo về việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ qua email của bạn. Doanh nghiệp thực hiện lại bước 2.

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành chuyển thông tin sang cơ quan quản lý thuế để tạo mã số thuế doanh nghiệp. Việc tạo mã số thuế được hệ thống tạo tự động trên cơ sở dữ liệu. Sau khi nhận được mã số thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo về hồ sơ hợp lệ qua email cho bạn (là 1 file PDF).

Bước 4. Sau khi nhận được email thông báo hồ sơ hợp lệ, bạn tiến hành nộp hồ sơ bản giấy kèm theo giấy biên nhận hồ sơ và giấy thông báo hồ sơ hợp lệ lên cơ quan đăng ký kinh doanh (có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện).

Bước 5. Sau khi nhận được hồ sơ bản cứng, Cơ quan Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành đối chiếu các đầu mục giấy tờ với hồ sơ doanh nghiệp đã nộp online. Kết quả xử lý hồ sơ sẽ được gửi về email của bạn.

Nếu hồ sơ trùng khớp thì bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Nếu hồ sơ không trùng khớp thì bạn phải nộp lại hồ sơ bản cứng với các thông tin chính xác so với hồ sơ online (bước 4).

Thực tế cho thấy, việc nộp hồ sơ trực tiếp tại phòng ĐKKD như trước đây có ưu điểm là bạn sẽ được các chuyên viên xử lý hồ sơ hướng dẫn và yêu cầu sửa đổi, bổ sung tại chỗ khi có sai sót. Tuy nhiên việc nộp hồ sơ online trở thành xu hướng tất yếu nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức đi lại cho doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những điểm nổi bật trong chủ trương cải cách các thủ tục hành chính mà chúng ta đang nỗ lực thực hiện.

Thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp

  • Công bố đăng ký kinh doanh
  • Khắc con dấu công ty
  • Mở tài khoản ngân hàng
  • Nộp tờ khai và thuế môn bài
  • Treo biển hiệu công ty
  • Mua chữ ký số điện tử
  • Nộp đơn đề nghị đặt in hóa đơn GTGT

Mọi vấn đề vướng mắc đến thành lập doanh nghiệp, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết.

About admin

Check Also

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Với mong muốn hỗ trợ tốt nhất hành lang pháp lý, thủ tục cũng như …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *