Home / Kế toán doanh nghiệp / Kế toán thương mại cần làm những công việc gì?

Kế toán thương mại cần làm những công việc gì?

I. Các công việc của kế toán thương mại dịch vụ 

1. Đặt in, sử dụng hóa đơn

– Căn cứ hoá đơn mua hàng để hạch toán đồng thời theo dõi kho hàng hoá. Trước khi và hạch toán kê khai nên kiểm tra lại thông tin nhà cung cấp và hoá đơn đó đã được phát hành chưa trên trang web:tra cứu hóa đơn -> thông tin thông báo phát hành hoá đơn.

– Đặt in hoá đơn, thông báo phát hành hoá đơn (nếu có)

2. Lập phiếu nhập, xuất kho

– Lập phiếu nhập kho, xuất kho, theo dõi tổng hợp nhập xuất tồn kho ( số lượng,đơn giá,thành tiền)

3. Viết hóa đơn bán hàng

-Viết hoá đơn bán hàng cho khách hàng. Cần  kiểm tra lại thông tin của khách hàng trên website thu nhập cá nhân -> tra cứu mã số thuế -> doanh nghiệp.  Để biết chính xác hơn về thông tin khách hàng tránh viết hoá đơn sai thông tin.

4. Thu ,chi tiền

– Lập phiếu chi với những hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ thanh toán ngay
– Lập phiếu thu với những hoá đơn bán ra thu tiền ngay
– Lập giấy nộp tiền,ủy nhiệm chi.. và đi nộp tiền các loại thuế, lập bảng kê theo dõi số thuế phải nộp, đã nộp, số thuế cần phải nộp

5. Theo dõi công nợ, hàng tồn kho

– Theo dõi công nợ chi tiết với nhà cung cấp và khách hàng,chú ý  không được bù trừ công nợ cho nhau ( trừ khi đối tượng vừa là khách hàng, vừa là nhà cung cấp)
– Cân đối hàng tồn kho, nếu trong trường hợp hàng tồn kho mà nhiều thì bạn nên xuất bảng kê khách lẻ, viết hoá đơn “ khách lẻ không lấy hoá đơn” rồi kẹp bảng kê này vào hoá đơn để làm chi tiết. Với hoá đơn này không được xé ra khỏi cuống liên nào. Vì thực tế khách hàng đã không lấy hoá đơn kế toán nên lưu tại cuống tránh thất lạc, dễ quản lý

6. Ghi chép lại các vấn đề liên quan trọng quá trình phát sinh hàng năm để giải trình  khi quyết toán hoặc  chuyển lại cho người làm sau.

7. Công việc cần làm cuối tháng (quý)

– Lập báo cáo thuế tháng, quý và tình hình sử dụng hoá đơn
– Lập báo cáo tài chỉnh đầy đủ gửi cho thuế, thống kê, ngân hàng
– Lập quyết toán thuế TNDN và thu nhập cá nhân

8. Công việc vào cuối năm

a. In sổ sách

– In đầy đủ các sổ sách: sổ cái các tài khoản, sổ chi tiết các tài khoản
– In các báo cáo chi tiết như: Báo cáo tổng hợp tồn kho hàng hoá, tài sản cố định,công cụ dụng cụ.
– In các sổ chi tiết liên quan

b. Sắp xếp chứng từ

– Sắp xếp lại hồ sơ, phân loại và cho vào từng hộp để lưu,bảo quản cần thận.
– Quyển hoá đơn gốc thì đánh theo số quyển và kiểm tra lại trong năm có hoá đơn nào xếp quên ký và đóng dấu thì bổ sung luôn tránh sót lại khi quyết toán

Kế toán thương mại cần làm những công việc gì?
Kế toán thương mại cần làm những công việc gì?

.

II. Cách hạch toán các nghiệp vụ phát sinh thường xuyên

1. Mua hàng
– Mua VPP về nhập kho: các khoản chi phí khác để mang hàng hóa về nhập kho theo lý thuyết thì hạch toán vào TK 1562 nhưng thực tế kế toán thường công luôn vô tiền mua hàng rồi chia cho số lượng hàng hóa theo một tiêu thức nào đó.
· Nợ TK 1561: giá mua chưa VAT, chi tiết số lượng từng mặt hàng
· Nợ TK 1331: VAT, thường là 10%
· Có TK 331,111,112, 141: tổng số tiền phải trả/đã trả NCC
– Khi thanh toán tiền
· Nợ TK 331
· Có TK 111 (nếu trả tiền mặt), 112 (nếu trả qua ngân hàng)
– Trường hợp đã nhận được hóa đơn của NCC nhưng đến cuối tháng hàng chưa về đến kho
+ Cuối tháng kế toán ghi
· Nợ TK 151: giá mua chưa VAT, chi tiết số lượng từng mặt hàng
· Nợ TK 1331: VAT
· Có TK 111,112,331,141: tổng số tiền phải trả/đã trả NCC
+ Qua đầu tháng khi hàng về tới kho
· Nợ TK 1561
· Có TK 151

2. Trả hàng cho NCC: khi nhập kho đơn giá nào thì xuất kho trả với đơn giá đó, hạch toán ngược lại lúc nhập kho
· Nợ TK 331, 111, 112
· Có TK 1561
· Có TK 1331
– Thu lại tiền (nếu có)
· Nợ TK 111,112
· Có TK 331

3. Chiết khấu thương mại được hưởng từ NCC
– Được NCC giảm vào tiền nợ phải trả
· Nợ TK 331
· Có TK 1561
· Có TK 1331
– Được NCC trả lại bằng tiền
· Nợ TK 111, 112
· Có TK 1561
· Có TK 1331
– Hoặc DN có thể hạch toán vào thu nhập khác
· Nợ TK 331
· Có TK 711

4. Bán hàng
– Bán hàng
+ Ghi nhận doanh thu
· Nợ TK 131,111,112: tổng số tiền phải thu/đã thu của KH
· Có TK 5111: tổng giá bán chưa VAT
· Có TK 33311: VAT đầu ra, thường là 10%
+ Ghi nhận giá vốn: tùy theo DN chọn phương pháp tính giá xuất kho nào mà phần mềm chạy theo nguyên tắc đó
· Nợ TK 632
· Có TK 1561
– Thu tiền bán hàng
· Nợ TK 111 ( thu bằng tiền mặt), 112 (thu qua ngân hàng)
· Có TK 131

5. Các khoản giảm trừ doanh thu
a. Chiết khấu thương mại
Khi KH mua đạt tới một mức nào đó thì DN có chính sách chiết khấu cho KH
-Trường hợp KH mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu thương mại này được ghi giảm trừ vào giá bán trên “Hoá đơn GTGT” hoặc “Hoá đơn bán hàng” lần cuối cùng.
-Trường hợp KH không tiếp tục mua hàng, hoặc khi số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng thì phải chi tiền chiết khấu thương mại cho người mua. Khoản chiết khấu thương mại trong các trường hợp này được hạch toán vào Tài khoản 521.
· Nợ TK 521
· Nợ TK 33311
· Có TK 131,111,112
– Trường hợp người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại, giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm giá (đã trừ chiết khấu thương mại) thì khoản chiết khấu thương mại này không được hạch toán vào TK 521. Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại.
b. Hàng bán bị trả lại
– Ghi giảm doanh thu, công nợ phải thu KH: bán giá nào thì ghi giảm công nợ giá đó
· Nợ TK 531: giá bán chưa VAT
· Nợ TK 33311: VAT
· Có TK 131,111,112: tổng số tiền phải trả/đã trả lại cho KH
– Giảm giá vốn: xuất kho giá nào thì bây giờ ghi giá đó
· Nợ TK 1561
· Có TK 632
– Các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại
· Nợ TK 641
· Nợ TK 1331
· Có TK 331, 111,112…
c. Giảm giá hàng bán
· Nợ TK 532
· Nợ TK 33311
· Có TK 111,112,131

About admin

Check Also

Hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân

“Việc lập tờ khai quyết toán thuế TNCN là công việc bắt buộc phải làm …