Công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân, trong đó có ít nhất hai thành viên hợp danh (đều là cá nhân) cùng hoạt động thương mại dưới một pháp nhân chung và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về các khoản nợ của công ty. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty hợp danh còn có thể có thêm các thành viên góp vốn. Tư vấn Blue hướng dẫn Thành lập công ty hợp danh theo quy định pháp luật mới nhất như sau:
Tham khảo ==>Thành lập doanh nghiệp tại thanh hóa
Đánh giá loại hình công ty hợp danh
Ưu điểm:
- Ít chịu sự điều chỉnh của pháp luật
- Thành viên hợp danh là những cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp cao, tạo sự tin cậy cho đối tác
- Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh nên vay vốn tại các ngân hàng dễ dàng hơn
- Tỷ lệ cạnh tranh cao trong những cuộc đấu thầu
- Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, dễ quản lý, thích hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nhược điểm:
- Tuy có tư cách pháp nhân nhưng công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào
- Thành viên hợp danh rút khỏi công ty vẫn phải chịu trách nhiệm với các khoản nợ của công ty hợp danh phát sinh từ những cam kết của công ty trước khi thành viên hợp danh rút khỏi công ty.
- Không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản công ty và tài sản cá nhân
- Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.
Hồ sơ thành lập công ty hợp danh cần chuẩn bị:
1. Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
2. Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
3. Danh sách thành viên công ty hợp danh;
4. Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên công ty.
5. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư
6. Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt;
7. Giấy ủy quyền
Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư hoặc qua cổng thông tin điện tử đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Trong vòng 03 ngày (làm việc) kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Các thủ tục sau thành lập công ty cần thực hiện
- Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Khắc dấu pháp nhân của doanh nghiệp
- Thông báo về mẫu con dấu của doanh nghiệp
- Treo biển tại trụ sở công ty
- Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế
- Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, đăng ký mẫu 08 tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế, đăng ký nộp thuế điện tử .
- Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử
- In và đặt in hóa đơn
Dịch vụ thành lập công ty hợp danh của Tư vấn Blue
- Soạn thảo và tư vấn cho khách hàng mã ngành nghề phù hợp với hoạt động kinh doanh và các khoản thuế cần phải đóng lúc mới bắt đầu cũng như trong suốt quá trình hoạt động của 1 công ty cổ phần hoạt động tại Việt Nam.
- Soạn thảo và chuẩn bị tất cả hồ sơ, những giấy tờ, thủ tục theo yêu cầu của Sở Kế Hoạch Đầu Tư (KHĐT) và trình khách hàng ký (ký tại nhà hoặc trụ sở của công ty).
- Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ thành lập công ty cổ phần ở Sở KHĐT.
- Nhân viên đại diện doanh nghiệp nhận giấy phép kinh doanh ở Sở KHĐT và bàn giao giấy phép kinh doanh bản chính cho khách hàng.
- Soạn hồ sơ và làm thủ tục đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp trên báo giấy, báo điện tử theo quy định hiện hành.
- Đại diện khách hàng làm thủ tục khắc dấu tròn.
- Soạn hồ sơ thông báo mẫu dấu.
- Bàn giao con dấu cho khách hàng.
- Các công việc liên quan pháp lý thành lập doanh nghiệp theo yêu cầu của khách hàng.
Mọi vấn đề vướng mắc về Thành lập công ty hợp danh theo quy định pháp luật mới nhất, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.