Doanh nghiệp muốn thực hiện thăm dò thị trường, hoặc quảng bá thương hiệu tới các tỉnh thành ngoài tỉnh thành đang đặt trụ sở nên thành lập văn phòng đại diện. Tư vấn Blue sẽ hỗ trợ cung cấp các dịch vụ Tư vấn tốt nhất nhằm đáp ứng được yêu cầu và đem đến sự hài lòng cho quý khách hàng. Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ thông tin về Thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty như sau:
Tham khảo ==>Thành lập công ty tại thanh hóa
Thành phần hồ sơ thành lập văn phòng đại diện công ty bao gồm:
- Thông báo lập văn phòng đại diện;
- Biên bản họp về việc thành lập văn phòng đại diện (Đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn);
- Quyết định thành lập văn phòng đại diện;
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện nếu người đứng đầu văn phòng đại diện không đồng thời là người đại diện theo pháp luật hoặc cổ đông, thành viên, chủ sở hữu công ty;
- 01 bản công chứng CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của người đứng đầu văn phòng đại diện;
- Bản sao công chứng Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN của công ty mẹ;
- Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ;
- 01 bản công chứng CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của người nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh
Nộp bản giấy tại một cửa của Sở kế hoạch đầu tư: Hồ sơ được lập thành 01 bộ kèm, kèm hồ sơ pháp lý nộp tại bộ phận một cửa. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ sơ bộ, tiếp nhận hồ sơ, hồ sơ tùy vào từng địa bàn cụ thể để đưa vào cho chuyên viên thụ lý thuộc địa bàn quản lý.
Sau 03 ngày làm việc hồ sơ hợp lệ chuyên viên sẽ trình trưởng phòng ký và trả kết quả cho doanh nghiệp. Nếu không hợp lệ hồ sơ ra thông báo để doanh nghiệp sửa đổi bổ sung lấy căn cứ thẩm xét tiếp.
Nộp hồ sơ qua cổng thông tin đăng ký kinh doanh quốc gia: Hồ sơ được lập như nộp bản giấy nhưng doanh nghiệp phải scan từng đầu mục hồ sơ dưới định dạng được quy định (PDF, JPG). Sau đó nộp hồ sơ thông qua tài khoản được Sở kế hoạch đầu tư cấp.
Hồ sơ hợp lệ hệ thống sẽ trả về tài khoản thông báo hồ sơ hợp lệ doanh nghiệp in thông báo kèm bản cứng hồ sơ để chuyên viên trình trưởng phòng ký Giấy phép trả kết quả cho doanh nghiệp.
Hồ sơ chưa hợp lệ hệ thống gửi thông báo về tài khoản đã nộp hồ sơ, có đầy đủ các thông tin yêu cầu sửa đổi. Doanh nghiệp sửa đổi, nộp bổ sung hồ sơ để chuyên viên có cơ sở thẩm xét tiếp.
Những lưu ý khi thành lập văn phòng đại diện công ty
Tên Văn phòng đại diện
Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, Tên văn phòng đại diện phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu để tạo khả năng phân biệt.
Tên văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ cụm từ “Văn phòng đại diện”. Ví dụ: Văn phòng đại diện – Công ty TNHH ABC.
Bên cạnh đó, khi đặt tên cho Văn phòng đại diện doanh nghiệp cần lưu ý không được đặt trên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký; Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó; Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Đồng thời, tên văn phòng đại diện phải được gắn tại trụ sở chính của Văn phòng đại diện. Tên văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do văn phòng đại diện phát hành. Thông tin liên hệ (SĐT, Email; Fax; Website).
Địa chỉ trụ sở chính của Văn phòng đại diện
Khi tiến hành kê khai thông tin địa chỉ trụ sở của văn phòng đại diện, Công ty phải ghi rõ số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Và khi đăng ký, công ty cần lưu ý không được tiến hành việc đăng ký trụ sở Văn phòng đại diện tại Chung cư hoặc Nhà tập thể có chức năng để ở theo quy định của Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Nội hoạt động của Văn phòng đại diện: Đại diện cho công ty mẹ thực hiện việc nghiên cứu thị trường, thăm dò thị trường, giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ, tiếp nhận hồ sơ, chứng từ, tài liệu cho công ty mẹ. Không có chức năng thực hiện hoạt động kinh doanh.
Người đứng đầu Văn phòng đại diện: Khi tiến hành bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện công ty cần lưu ý đến các điều kiện về năng lực hành vi dân sự và các điều kiện mà pháp luật cấm không được phép đứng đăng ký kinh doanh.
Mọi vấn đề vướng mắc về Thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.