Thay đổi vốn điều lệ là một trong những vấn đề tất yếu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Mức vốn điều lệ có thể thay đổi phụ thuộc vào tình hình kinh doanh và quyết định của các nhà đầu tư. Doanh nghiệp tăng hay giảm vốn điều lệ theo những cách thức khác nhau nhưng phải tiến hành thủ tục thông báo đến cơ quan có thẩm quyền. Tư vấn Blue xin tư vấn thủ tục tăng vốn điều lệ công ty như sau:
Tham khảo => Thành lập công ty tại Thanh Hóa
Lưu ý khi thực hiện tăng vốn điều lệ công ty
Tăng vốn đối với Doanh nghiệp tư nhân
Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền thực hiện thủ tục tăng vốn đầu tư của doanh nghiệp, việc tăng vốn được ghi chép đầy đủ bằng sổ sách kế toán.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiến hành thủ tục tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân tiến hành gửi Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh đến Phòng Đăng ký Kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh/Thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Tăng vốn điều lệ đối với Công ty Hợp danh
Việc tăng vốn điều lệ của Công ty hợp doanh được tiến hành theo hai cách sau đây:
Cách 1: Tăng vốn góp của thành viên hợp danh và thành viên góp vốn của công ty theo tỷ lệ tương ứng của họ trong công ty.
Cách 2: Tăng vốn điều lệ bằng cách tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn mới vào trong công ty.
Tăng vốn điều lệ đối với Công ty TNHH 1 thành viên
Công ty TNHH một thành viên có thể tiến hành tăng vốn điều lệ của công ty bằng việc chủ sở hữu công ty góp thêm hoặc huy động thêm vốn góp từ người khác đồng thời quyết định hình thức và mức tăng vốn điều lệ.
Đối với trường hợp, chủ sở hữu công ty góp thêm vốn vào công ty thì doanh nghiệp gửi Thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh thông báo về việc tăng vốn điều lệ của công ty.
Đối với trường hợp, công ty huy động thêm vốn góp từ cá nhân, tổ chức khác thì doanh nghiệp phải tiến hành chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang loại hình doanh nghiệp mới phù hợp với nội dung thay đổi. Đồng thời, gửi Hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh lên Phòng Đăng ký Kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh/Thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Tăng vốn điều lệ đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty có thể tăng vốn điều lệ theo hai cách thức sau đây
Cách 1: Tăng vốn góp của các thành viên. Đối với trường hợp này thì ốn góp thêm được phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác theo quy định tại Điều 53 của Luật Doanh nghiệp 2014. Thành viên phản đối quyết định tăng thêm vốn điều lệ có thể không góp thêm vốn, thì số vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác.
Cách 2: Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới. Đối với trường hợp này nếu số lượng thành viên vượt quá 50 thành viên thì Công ty phải tiến hành chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang Công ty Cổ phần theo quy định. Đồng thời, gửi Hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp kèm theo nội dung tăng vốn điều lệ của Công ty lên Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Tăng vốn điều lệ của Công ty Cổ phần
Việc tăng vốn điều lệ đối với công ty cổ phần thực chất là việc chào bán cổ phẩn nhằm tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán các cổ phần đó trong quá trình hoạt động của công ty.
Chào bán cổ phần có thể thực hiện theo một trong các hình thức sau:
Cách 1: Chào bán cho các cổ đông hiện hữu là trường hợp công ty tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán toàn bộ số cổ phần đó cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ tại công ty.
Cách 2: Chào bán ra công chúng;
Cách 3: Chào bán cổ phần riêng lẻ.
Hồ sơ thông báo thay đổi vốn điều lệ:
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc tăng vốn điều lệ, công ty phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ gồm:
1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Nội dung thông báo bao gồm:
- Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);
- Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, số Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác hoặc số quyết định thành lập, mã số doanh nghiệp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
- Tỷ lệ phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
- Vốn điều lệ đã đăng ký và vốn điều lệ đã thay đổi; thời điểm và hình thức tăng giảm vốn;
- Họ, tên, quốc tịch, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, địa chỉ thường trú và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc thành viên hợp danh được ủy quyền đối với công ty hợp danh. Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ của công ty; văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đối với trường hợp quy định tại Luật đầu tư;
- Văn bản ủy quyền (trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không trực tiếp nộp hồ sơ);
Trường hợp công ty cổ phần tăng vốn điều lệ thông qua việc chào bán cổ phần, hồ sơ cần có:
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc phát hành cổ phần chào bán để tăng vốn điều lệ, trong đó nêu rõ số lượng cổ phần chào bán và giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần;
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng quản trị công ty cổ phần về việc đăng ký tăng vốn điều lệ công ty sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần.
(Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty).
Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Thủ tục thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp
Bước 1: Nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thay vốn điều lệ doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Thời hạn giải quyết hồ sơ thủ tục tha đổi tăng giảm vốn điều lệ là: 03 ngày làm việc
Bước 2: Sau khi thay đổi vốn điều lệ, doanh nghiệp phải công bố thông tin trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.
Bước 3:Kê khai mẫu 08 nếu việc thay đổi vốn điều lệ làm thay đổi bậc thuế môn bài.
Trong trường hợp việc tăng vốn của doanh nghiệp làm tăng mức thuế môn bài doanh nghiệp phải phải lập và nộp tờ khai thuế môn bài cho năm tiếp theo, thời hạn khai thuế chậm nhất là ngày 31/12 của năm có sự thay đổi.
Mọi vấn đề vướng mắc về thủ tục tăng vốn điều lệ công ty, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.