Trong trường hợp doanh nghiệp muốn thành lập thêm đơn vị phụ thuộc chỉ với chức năng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh, doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn thành lập văn phòng đại diện để tránh việc phải thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế phức tạp. Đặc biệt, đối với các ngành nghề dịch vụ không thực hiện trực tiếp tại địa chỉ của đơn vị như: du lịch, xây dựng, tư vấn,….thì hình thức thành lập văn phòng đại diện tại các tỉnh khác là một lựa chọn hợp lý. Là đơn vị uy tín hàng đầu, Tư vấn Blue xin hướng dẫn thành lập văn phòng đại diện công ty như sau:
Tham khảo ==> Thành lập doanh nghiệp
Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện công ty bao gồm:
1. Thông báo về việc thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Nội dung của thông báo bao gồm:
- Mã số doanh nghiệp;
- Tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty;
- Tên văn phòng đại diện dự định thành lập:
- Địa chỉ trụ sở văn phòng đại diện:
- Thông tin người đứng đầu văn phòng đại diện, người đại diện theo pháp luật của công ty
2. Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập văn phòng đại diện;
3. Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện;
4. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu văn phòng đại diện.
5. Văn bản ủy quyền
Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh
Lưu ý khi thành lập văn phòng đại diện công ty
Tên văn phòng đại diện
Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, Tên văn phòng đại diện phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu để tạo khả năng phân biệt.
Tên văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ cụm từ “Văn phòng đại diện”. Ví dụ: Văn phòng đại diện – Công ty TNHH ABC.
Bên cạnh đó, khi đặt tên cho Văn phòng đại diện doanh nghiệp cần lưu ý không được đặt trên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký; Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó; Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Đồng thời, tên văn phòng đại diện phải được gắn tại trụ sở chính của Văn phòng đại diện. Tên văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do văn phòng đại diện phát hành. Thông tin liên hệ (SĐT, Email; Fax; Website).
Địa chỉ trụ sở chính của Văn phòng đại diện
Khi tiến hành kê khai thông tin địa chỉ trụ sở của văn phòng đại diện, Công ty phải ghi rõ số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Và khi đăng ký, công ty cần lưu ý không được tiến hành việc đăng ký trụ sở Văn phòng đại diện tại Chung cư hoặc Nhà tập thể có chức năng để ở theo quy định của Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Nội hoạt động của Văn phòng đại diện: Đại diện cho công ty mẹ thực hiện việc nghiên cứu thị trường, thăm dò thị trường, giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ, tiếp nhận hồ sơ, chứng từ, tài liệu cho công ty mẹ. Không có chức năng thực hiện hoạt động kinh doanh.
Người đứng đầu Văn phòng đại diện: Khi tiến hành bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện công ty cần lưu ý đến các điều kiện về năng lực hành vi dân sự và các điều kiện mà pháp luật cấm không được phép đứng đăng ký kinh doanh.
Người đứng đầu văn phòng đại diện không thuộc một trong các trường hợp sau:
- Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh;
Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện công ty
- Tư vấn lựa chọn mô hình các đơn vị phụ thuộc phù hợp với nhu cầu của công ty;
- Tư vấn thủ tục tiến hành và các giấy tờ cần thiết để thành lập VPĐD.Tư vấn về mô hình tổ chức, quản lý của VPĐD công ty;
- Tư vấn về Quyền và Nghĩa vụ của đơn vị mới thành lập.
- Tư vấn về nghĩa vụ Thuế đối với Nhà nước của VPĐD.
- Tư vấn các nội dung khác có liên quan.
- Soạn thảo nội dung hồ sơ thành lập.
- Tiến hành thực hiện thủ tục thành lập VPĐD
Mọi vấn đề vướng mắc cần hướng dẫn thành lập văn phòng đại diện công ty, quý vị hãy liên hệ luật Blue để được tư vấn giải đáp.