Theo quan điểm đơn giản nhất, thương hiệu là tất cả các dấu hiệu có thể tạo ra một hình ảnh riêng biệt cho hàng hóa, dịch vụ hay cho chính doanh nghiệp. Một thương hiệu có thể bao gồm cả nhãn hiệu, cũng có thể cả tên gọi hàng hóa, đôi khi chứa cả yếu tố kiểu dáng công nghiệp, hay bản quyền tác giả.
Bảo hộ thương hiệu là một hình thức mới của sản phẩm được tập hợp từ những cảm nhận, các dấu hiệu nhận biết, các mối quan hệ, những trải nghiệm của khách hàng về một sản phẩm, một dịch vụ hay một doanh nghiệp với các khía cạnh: giá trị, mô tả nhận diện, cá tính.
Trong bài viết này Tư vấn Blue xin hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu như sau:
Hồ sơ quý vị cần chuẩn bị
- Bản sao công chứng Giấy Chứng minh nhân dân của chủ sở hữu thương hiệu
- Bản công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Bản file mềm (JPEG) mẫu thương hiệu cần đăng ký
- Danh mục sản phẩm, dịch vụ, mẫu thương hiệu cần làm thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu
- Họ tên, địa chỉ của chủ sở hữu thương hiệu (nếu đăng ký dưới tên Công ty thì họ tên, địa chỉ của Công ty phải trùng khớp với Giấy đăng ký kinh doanh)
- Giấy ủy quyền
Quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu, như sau:
Tra cứu khả năng bảo hộ thương hiệu:
Việc tra cứu thương hiệu là công việc cần thiết trước khi nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền tại Cục Sở Hữu Trí tuệ để xác định thương hiệu đó đã được đăng ký bảo hộ chưa, nhằm giảm thiểu thời gian, chi phí cho doanh nghiệp;
Đăng ký thương hiệu: Đơn đăng ký thương hiệu trải qua 3 bước;
Bước 1. Thẩm định hình thức đơn: Trong vòng 01 tháng kể từ ngày nộp đơn, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.
Ra thông báo chấp nhận/ từ chối chấp nhận đơn:
- Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;
- Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.
Bước 2. Công bố đơn: trong vòng 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ; Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Bước 3. Thẩm định nội dung đơn: trong vòng từ 9 đến 12 tháng kể từ ngày đơn đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu được công bố. Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:
Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.
Dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu của Tư vấn Blue
- Tiến hành các tra cứu liên quan đến thương hiệu.
- Tư vấn về khả năng đăng ký bảo hộ thương hiệu.
- Tư vấn những yếu tố được bảo hộ, những yếu tố không nên bảo hộ.
- Tư vấn mô tả nhãn hiệu nhằm bảo hộ tuyệt đối ý nghĩa và cách thức trình bày của logo (nhãn hiệu).
- Tư vấn khả năng bị trùng, tương tự có thể bị dẫn đến khả năng bị từ chối của thương hiệu.
- Thiết lập hồ sơ đăng ký
- Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ logo thương hiệu tại Cục SHTT Việt Nam
- Theo dõi tiến trình ra thông báo xét nghiệp hình thức, xét nghiệm nội dung, thông báo tranh chấp, thông báo cấp văn bằng.
- Soạn công văn trả lời phúc đáp công văn thông báo của Cục sở hữu trí tuệ
- Đại diện nhận giấy chứng nhận Đăng ký thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ cho khách hàng
Mọi vấn đề vướng mắc về thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.