Nếu bạn muốn trở thành một người thủ kho “ hoàn hảo “ thì bạn phải làm nhiều hơn như thế rất nhiều, chẳng hạn như: thường xuyên nghe ngóng thông tin, nắm bắt kế hoạch sản xuất, giao nhận hàng để đáp ứng kịp thời đảm bảo thuận lợi và kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh. Thường xuyên kiểm tra kho, hàng hóa trong kho để nắm được thông tin cũng như chất lượng của sản phẩm hàng hóa. Để góp ý, đề xuất với giám đốc trong chiến lược kinh doanh. Ví dụ: mặt hàng A tồn kho còn rất nhiều thì đợt tới nhập ít thôi…
I.Công việc của kế toán kho
– Kiểm tra tính hợp lệ của các hóa đơn, chứng từ liên quan trước khi thực hiện Nhập/ xuất kho
– Hạch toán việc nhập xuất kho, vật tư, đảm bảo sự chính xác và phù hợp của các khoản mục chi phí và vụ việc công trình.
– Phối hợp với kế toán công nợ đối chiếu số liệu phát sinh hàng ngày.
-Xác nhận kết quả kiểm, đếm, giao nhận hóa đơn, chứng từ và ghi chép sổ sách theo quy định.
– Lập chứng từ nhập xuất, hóa đơn bán hàng.
– Lập báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn.
– Kiểm soát nhập xuất tồn kho
– Thực hiện việc nhập, xuất các tài sản, công cụ dụng cụ, hàng thực phẩm, hàng hóa, nguyên vật liệ cho các bộ phận liên quan.
– Có trách nhiệm báo cáo với Trưởng phòng kế toán, quản lý các bộ phận lượng hàng tồn kho khi có yêu cầu.
– Sắp xếp kho hàng hóa gọn gàng, ngăn nắp đúng chủng loại, đúng quy cách, đúng dòng hàng . Đảm bảo nguyên tắc ” Dễ lấy, dễ thấy, dễ tìm”
– Với những dòng hàng mau hỏng phải quản lý theo nguyên tắc ” Nhập trước xuất trước,….”
– Lập sơ đồ kho và quản lý theo sơ đồ
– Tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc phòng cháy chữa cháy
– Trực tiếp kiểm, đếm, giao nhận hàng hóa trong quá trình Nhập/Xuất kho
– Phát hiện chênh lệch, báo cáo và tìm nguyên nhân, đề xuất các biện pháp xử lý.
– Bố trí, bảo quản, vệ sinh khu vực trong và xung quanh kho
– Thường xuyên: kiểm tra việc ghi chép vào thẻ kho của thủ kho, hàng hóa vật tư trong kho được sắp xếp hợp lý chưa, kiểm tra thủ kho có tuân thủ các qui định của công ty. Đối chiếu số liệu nhập xuất của thủ kho và kế toán.
– Trực tiếp tham gia kiểm kê đếm số lượng hàng nhập xuất kho cùng thủ kho, bên giao, bên nhận.
– Tham gia công tác kiểm kê định kỳ ( hoặc đột xuất).
– Chịu trách nhiệm biên bản kiểm kê, biên bản đề xuất xử lý nếu có chênh lệch giữa sổ sách và thực tế.
– Nộp chứng từ và báo cáo kế toán theo quy định
Tham khảo ==>Thành lập doanh nghiệp thanh hóa
+ Hàng tháng :
- Lập báo cáo xuất nhập tồn kho
- Tham gia kiểm kho cùng thủ kho
- Thực hiện các công việc phát sinh khác theo sự phân công của cấp trên
II. Một vài kinh nghiệm làm kế toán kho như sau:
Lưu kho:
· Nhân viên kho có trách nhiệm ghi thẻ bài đầy đủ cho mỗi mã hàng bao gồm mã hàng, màu, kích cỡ, kích thước, khách hàng. Thẻ bài được gắn vào nơi để hàng hóa.
· Thủ kho chịu trách nhiệm lập sơ đồ kho, sơ đồ phải thể hiện các lối đi, vị trí đặt các kệ hàng hóa. Mỗi kệ phải được đánh dấu, ghi số kệ.
· Thủ kho chịu trách nhiệm tổ chức an toàn chống cháy nổ trong kho, kiểm tra nơi để bình PCCC…
Thanh lý hàng hóa
· Đối với hàng hóa, nguyên vật liệu còn dư thì phải tiến hành thanh lý. Sau khi nhận được thông tin thanh lý, kho tiến hành kiểm tra lại số hàng đã nhập xuất, lập báo cáo xuất nhập. Với các loại hàng hóa nguyên vật liệu còn dư, để riêng, chờ ý kiến phòng bán hàng.
· Nếu quá thời hạn 1 tháng kể từ ngày nhận được thông tin thanh lý mà chưa nhận được ý kiến phòng bán hàng, kho phải chủ động thông tin phòng bán hàng để sớm giải phóng lô hàng.
Kiểm kê kho
· Việc kiểm tra kho định kỳ được thực hiện 06 tháng một lần nhằm mục đích: xác nhận số lượng (phù hợp với hồ sơ hàng hóa), chất lượng (nhận biết, hư hại, suy giảm chất lượng, bao gói). Việc kiểm tra do ban kiểm kê thực hiện.
· Kết quả kiểm tra phải được ghi lại trong biên bản kiểm kho.
· Mọi sản phẩm không phù hợp được phát hiện phải được cách ly, đánh dấu và chờ ý kiến xử lý của Ban Giám đốc.