Home / Kế toán doanh nghiệp / Cách hạch toán trong kế toán bán hàng

Cách hạch toán trong kế toán bán hàng

1. Công việc của kế toán bán hàng

Công việc của một nhân viên kế toán bán hàng không đòi hỏi nhiều kỹ năng những nếu bạn chưa đi làm kế toán bán hàng bao giờ thì cũng rất khó có thể hình dung ra công việc của một người kế toán bán hàng là làm những gì?

– Cập nhật theo dõi việc giao nhận hóa đơn

– Phân hệ kế toán bán hàng liên kết số liệu với phân hệ kế toán công nợ phải thu, kế toán tổng hợp và kế toán hàng tồn kho.
– Theo dõi các khoản phải thu, tình hình thu tiền và tình trạng công nợ của khách hàng.
– Phân hệ kế toán công nợ phải thu liên kết số liệu với phân hệ kế toán bán hàng, kế toán tiền mặt, tiền gửi để có thể lên được các báo cáo công nợ và chuyển số liệu sang phân hệ kế toán tổng hợp.
– Lên kế hoạch thu công nợ và liên hệ với khách hàng.
– Lập báo cáo công nợ và các báo cáo công nợ phải thu theo yêu cầu quản lý.
Quyền hạn của một nhân viên kế toán bán hàng:
– Đề xuất các trường hợp thanh toán khi có vướng mắc với Kế toán trưởng
– Đề xuất biện pháp thu hồi công nợ hiệu quả
– Chủ động nhắc nhở khách hàng thanh toán công nợ .
– Đề xuất Trưởng Phòng mức thanh toán và lịch thanh toán công nợ đối với khách hàng
– Đề xuất hướng xử lý khi yêu cầu xuất hóa đơn của khách hàng chưa phù hợp .
– Đề xuất khi có điều chỉnh ,sửa đổi , thanh huỷ hóa đơn .
– Nhận sự chỉ đạo, phân công, điều hành trực tiếp của Kế toán trưởng.

Cách hạch toán trong kế toán bán hàng
Cách hạch toán trong kế toán bán hàng

2. Nghiệp vụ trong kế toán bán hàng

a, Kế toán doanh thu trong hoạt động bán hàng

  • Ghi nhận doanh thu bán hàng

Nợ TK 111, 112, 131: tổng số tiền thanh toán

Có TK 511: tổng giá bán chưa có thuế GTGT

Có TK 3331:  thuế GTGT đầu ra

  • Ghi nhận giá vốn

Nợ TK 632: giá vốn hàng bán

Có TK 156:  giá trị hàng hóa

Khi thu tiền bán hàng của KH, kế toán ghi nhận:

Nợ TK 111, 112: Tiền mặt hoặc tiên gửi ngân hàng

Có 131 : phải thu KH

b, Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

Các khoản giảm trừ doanh thu như: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng đã bán bị trả lại.

Các khoản giảm trừ doanh thu là cơ sở để tính doanh thu thuần và xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.

 

b1. Kế toán chiết khấu thương mại

  • Bút toán phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ:

Nợ TK 521: chiết khấu thương mại

Nợ TK 3331: Thuế GTGT đc khấu trừ

Có TK 111, 112…

Có TK 131: phải thu KH

  • Cuối kỳ kết chuyển số tiền chiết khấu thương mại đã chấp thuận cho người mua sang TK 511 để xác định doanh thu thuần, kế toán ghi sổ,

Nợ TK 511: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 521: chiết khấu thương mại

 

b2. Kế toán doanh thu hàng đã bán bị trả lại

  • Phản ánh doanh thu hàng đã bán bị trả lại trong kỳ:

Nợ TK 531- theo giá bán chưa có thuế GTGT

Nợ TK 3331- thuế GTGT tương ứng với số hàng bị trả lại

Có TK 111, 112, 131- tổng số tiền thanh toán

  • Các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hàng bị trả lại (nếu có)

Nợ TK 641: chi phí bán hàng

Có TK 111, 112, 141

  • Phản ánh trị giá vốn thực tế hàng bị trả lại nhập kho ( theo phương pháp kê khai thường xuyên, còn nếu theo phương pháp kê khai định kỳ thì không ghi sổ nghiệp vụ này)

Nợ TK 155, 156- theo giá thực tế đã xuất kho

Có TK 632- theo giá thực tế đã xuất kho

  • Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ doanh thu hàng đã bán bị trả lại để xác định doanh thu thuần,

Nợ TK 511: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 531: hàng bán bị trả lại

b3. Kế toán giảm giá hàng bán

  • Căn cứ vào chứng từ chấp thuận giảm giá cho KH về số lượng hàng đã bán,

Nợ TK 532: giảm giá hàng bán- giá chưa có thuế GTGT

Nợ TK 3331- số thuế GTGT tương ứng

Có TK 111, 112- số tiền giảm giá trả lại cho KH (nếu KH đã thanh toán tiền hàng)

Có TK 131- ghi giảm nợ phải thu KH (nếu KH chưa thanh toán)

  • Cuối kỳ, kế toán thực hiện bút toán kết chuyển khoản giảm giá hàng bán đã phát sinh trong kỳ sang TK 511, 512 để xác định doanh thu thuần

​Nợ TK 511, 512

Có TK 532: giảm giá hàng bán

3. Chức năng của kế toán bán hàng

– Cập nhật các hoá đơn bán hàng, bao gồm hoá đơn bán hàng hoá và hoá đơn bán dịch vụ. Đóng chứng từ theo nghiệp vụ phát sinh , số thứ tự ,thời gian. Lưu trữ , bảo quản.
– Theo dõi tổng hợp và chi tiết hàng bán  ra.
– Theo dõi bán hàng theo bộ phận, cửa hàng, nhân viên bán hàng, theo hợp đồng.
– Tính thuế GTGT của hàng hoá bán ra.

– Theo dõi các khoản phải thu, tình hình thu tiền và tình trạng công nợ của khách hàng.
– Phân hệ kế toán công nợ phải thu liên kết số liệu với phân hệ kế toán bán hàng, kế toán tiền mặt, tiền gửi để có thể lên được các báo cáo công nợ và chuyển số liệu sang phân hệ kế toán tổng hợp.

4. Yêu cầu để có thể làm tốt được công việc của kế toán bán hàng:

+ Sử dụng tin học văn phòng tốt, biết sử dụng phần mềm bán hàng là một lợi thế.
+ Trung thực và cận thận
+ Giao tiếp tốt để có hệ với khách hàng tốt

About admin

Check Also

Hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân

“Việc lập tờ khai quyết toán thuế TNCN là công việc bắt buộc phải làm …