Địa điểm kinh doanh là nơi hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp được tổ chức, có thực hiện chức năng kinh doanh. Địa điểm kinh doanh cũng phải đóng thuế môn bài cho hoạt động kinh doanh của mình (mức thuế môn bài áp dụng cho 01 địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp là 1.000.000 đồng (một triệu đồng) cho 01 năm tài chính hoạt động. Trong bài viết này Tư vấn Blue xin hướng dẫn thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh như sau:
Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Doanh nghiệp chỉ được đặt địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo nơi đặt địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.
Tham khảo ==> Dịch vụ thành lập doanh nghiệp
Chuẩn bị hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh
Thông báo lập địa điểm kinh doanh, nội dung thông báo gồm:
- Mã số doanh nghiệp;
- Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh);
- Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
- Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;
- Họ, tên, nơi cư trú, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 24 Nghị định này của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Bản sao chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu còn hiệu lực của người đứng đầu địa điểm kinh doanh
Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Nộp hồ sơ và nhận kết quả:
Doanh nghiệp nộp thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Sở kế hoạch và Đầu tư. Khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để yêu cầu mã số địa điểm kinh doanh.
Đối với doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
- Doanh nghiệp nhận Thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ từ Phòng đăng ký kinh doanh.
- Doanh nghiệp điều chỉnh lại hồ sơ theo nội dung hướng dẫn trong thông báo yêu cầu bổ sung và nộp lại hồ sơ theo quy trình nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh.
Doanh nghiệp đến ngày hẹn trên Giấy biên nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh trao Giấy chứng nhận Địa điểm kinh doanh mới cho doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký qua mạng:
- Phòng đăng ký kinh doanh gửi Thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ tới tài khoản khai hồ sơ qua mạng của doanh nghiệp (mục danh sách các thông báo từ cơ quan đăng ký kinh doanh).
- Doanh nghiệp điều chỉnh lại hồ sơ theo nội dung hướng dẫn trong thông báo yêu cầu bổ sung và nộp lại hồ sơ theo quy trình nộp hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử
Đối với hồ sơ nộp qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng: Doanh nghiệp có thể nhận trực tiếp Giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh của tại Phòng ĐKKD hoặc đăng ký và trả phí để nhận qua đường bưu điện.
Đối với hồ sơ nộp qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh: Phòng đăng ký kinh doanh gửi Thông báo bằng email tới người nộp hồ sơ về việc hồ sơ đăng ký qua mạng đã hợp lệ, nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc hồ sơ được chấp thuận mà Phòng đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bằng bản giấy của doanh nghiệp thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.
Dịch vụ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh của Tư vấn Blue
- Tư vấn trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động của Địa điểm kinh doanh.
- Soạn thảo Hồ sơ, chuẩn bị giấy tờ, tài liệu liên quan đến thủ tục đăng ký hoạt động của Địa điểm kinh doanh.
- Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của Địa điểm kinh doanh.
- Hướng dẫn khách tiến hành nộp tờ khai lệ phí môn bài đối với Văn phòng đại diện và nộp thuế môn bài cho Địa điểm kinh doanh.
- Tư vấn các nội dung khác liên quan đến quá trình hoạt động của Địa điểm kinh doanh.
Mọi vướng mắc về thành lập địa điểm kinh doanh, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí