Home / Chưa được phân loại / Thủ tục đăng kí thành lập công ty cổ phần và những điều lưu ý

Thủ tục đăng kí thành lập công ty cổ phần và những điều lưu ý

Để hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp đúng theo các bước và quy định của pháp luật đối với một cá nhân hoặc một tổ chức là một việc tương đối khó khăn vì trở ngại lớn nhất là họ không am hiểu kỹ về pháp luật.

Tham khảo==> Thành lập công ty tại Thanh Hóa

Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập công ty cổ phần và những điều cần biết khi thành lập công ty cổ phần

  • Một bộ hồ sơ thành lập công ty cổ phần đầy đủ bao gồm:
  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Bao gồm các nội dung sau:

  • Tình trạng thành lập
  • Tên công ty
  • Địa chỉ trụ sở chính
  • Ngành, nghề kinh doanh
  • Vốn điều lệ
  • Tổng số cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán
  • Nguồn vốn điều lệ
  • Danh sách cổ đông sáng lập
  • Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài
  • Người đại diện theo pháp luật
  • Thông tin đăng ký thuế
  • Thông tin về các doanh nghiệp bị chia, bị tách, bị hợp nhất, được chuyển đổi
  1. Điều lệ công ty.
  2. Danh sách cổ đông sáng lập công ty
  3. Bản sao giấy chứng thực cá nhân

Bản sao giấy chứng thực cá nhân có thể là chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân được các văn phòng công chứng chứng thực hoặc các uỷ ban nhân dân phường xã công chứng (các giấy tờ chứng thực cá nhân phải còn hiệu lực và không bị quá thời hạn)

  1. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh quyển sach

  • Những điều lưu ý khi thành lập công ty cổ phần
  1. Đầu tiên chúng ta cần xác định địa điểm đặt trụ sở công ty

Trụ  sở chính của công ty phải thuộc trong lãnh thổ đất nước Việt Nam và phải có đầy đủ thông tin về số nhà, tên đường, khối xóm thuộc phường, thị trấn, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trung ương.

Trụ sở chính của công ty là nơi lien lạc và giao dịch của doanh nghiệp nên phải có số điện thoại, thư điện tử và số fax nếu có

  1. Đặt tên cho công ty

Việc đặt tên cho công ty là đưa đến cho mọi người biết đến thương hiệu riêng của công ty. Việc đặt tên cho công ty bằng tên Tiếng Việt hay tên nước ngoài hoặc tên viết tắt đều được pháp luật cho phép.

Một tên công ty phải bao gồm được hai yếu tố cơ bản đó là loại hình doanh nghiệp và tên riêng.

Khi đặt tên chho công ty chúng ta phải kiểm tra xem tên công ty có trùng với công ty khác đã thành lập hay chưa để tránh nhầm lẫn.

  1. Cần xác định nguồn vốn điều lệ cho công ty

Công ty sẽ được tự đưa ra nguồn vốn điều lệ nhưng không phải như thế mà chúng ta được đưa ra mức vốn phi thực tế vì nếu bị phát hiện thì công ty sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

Các cổ đông cần trao đổi để xác định rõ về loại tài sản dùng để góp vốn và thống nhất về phương thức, tỏ chức định giá khi thàh lập công ty

  1. Một lưu ý quan trọng đó là ngành nghề kinh doanh của công ty

Một công ty thành lập ra thì chúng ta phải có ngành nghề kinh doanh nhất định cho công ty. Nhưng không phải chỉ có giấy phép đăng kí kinh doanh là được vì với pháp luật Việt Nam hiện nay, một số ngành nghề có đặc thù nhất định nên phải thoả mãn thêm một số yêu cầu nhất định cho ngành nghề đó. Theo pháp luật Việt Nam hiện nay, có 3 loại ngành nghề kinh doanh đòi hỏi them một số yêu cầu đó là :

  • Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện như kinh doanh nhà hang hay thực phẩm thì phải có giấy phép về an toàn vệ sinh thực phẩm, kinh doanh gas hoặc quán nét phải có giấy phép về phòng cháy chữa cháy,…..
  • Các ngành nghề có vốn pháp định như kinh doanh bất động sản phải có vốn từ 20 tỷ Việt Nam đồng trở lên, kinh doanh dịch vụ nhập khẩu pháo hiệu hang hải phải có vốn từ 2 tỷ Việt Nam đồng trở lên,…..
  • Ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề như dịch vụ kiểm toán, dịch vụ đại diejn sở hữu công nghiệp….
  1. Hợp đồng thành lập công ty

Công ty cổ phần là công ty được sáng lập nên ít nhất từ 3 cổ đông nên khi thành lập công ty các nhà đầu tư nên thoả thuận lập hợp đồng công ty để xác đinh quyền và nghĩa vụ của từng cổ đông sau này để tránh xả ra mâu thuẫn tranh chấp.

Trên đây là thủ tục đầy đủ để thành lập công ty cổ phần. Các bạn hãy tham khảo nhé

Mọi thắc mắc xin liên hệ luật Blue 

Tham khảo thêm ==> http://thanhlapcongtythanhhoa.com/

 

About admin